Khám phá Ấn Độ: Hành trình đến với vùng đất huyền bí và đầy màu sắc

Ấn Độ – đất nước rộng lớn với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, luôn là điểm đến mơ ước của du khách từ khắp nơi trên thế giới bởi sự đa dạng, phong phú và độc đáo. Đến với Ấn Độ, bạn sẽ được trải nghiệm những điều vô cùng đặc biệt và khó quên:

Hành trình ngược dòng thời gian:

  • Tham quan Taj Mahal: Lăng mộ đá trắng biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
  • Khám phá Pháo đài Đỏ: Công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, từng là nơi ở của các hoàng đế Mughal.
  • Tìm hiểu về văn hóa Hindu: Thăm quan các đền thờ Hindu linh thiêng, hòa mình vào bầu không khí tâm linh huyền bí.

Trải nghiệm văn hóa độc đáo:

  • Thưởng thức các điệu múa Bollywood: Loại hình nghệ thuật múa ca nhạc sôi động và đầy màu sắc của Ấn Độ.
  • Tham gia các lễ hội truyền thống: Holi, Diwali, Dussehra,…
  • Thưởng thức ẩm thực Ấn Độ: Phong phú, đa dạng với hương vị cay nồng đặc trưng.

Khám phá thiên nhiên đa dạng:

  • Ngắm hoàng hôn trên sa mạc Thar: Trải nghiệm sự hùng vĩ và bao la của sa mạc.
  • Đi trekking trong dãy Himalaya: Khám phá những ngọn núi cao chót vót và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
  • Tham quan Kerala Backwaters: Hệ thống kênh rạch chằng chịt, nơi lý tưởng để du ngoạn bằng thuyền độc mộc.

Xin visa Ấn Độ dễ dàng:

  • Quy trình đơn giản, hỗ trợ nhiệt tình.
  • Nhanh chóng và tiết kiệm.

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ!

Visa Ấn Độ gồm những loại nào?

E-Visa

E-Visa Ấn Độ hay còn gọi là thị thực điện tử là giấy phép trực tuyến cho phép đương đơn nhập cảnh vào quốc gia này với các mục đích như:

  • Du lịch, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
  • Công tác
  • Thăm thân
  • Tham dự hội nghị, sự kiện thể thao
  • Khóa học ngắn hạn,…

E-Visa Ấn Độ chỉ áp dựng cho hơn 160 quốc gia đủ điều kiện trong đó có Việt Nam.

Visa on arrival (visa tại cửa khẩu)

Visa on arrival hay còn gọi là thị thực tại cửa khẩu là loại thị thực cho phép công dân nước ngoài không phải xin visa trước đó mà chỉ cần nhập cảnh vào một số cửa khẩu theo quy định và được đóng trực tiếp dấu nhập cảnh vào hộ chiếu.

Chỉ 2 quốc gia được Chính phủ Ấn Độ cho phép xin loại visa này là:

  • Công dân các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng phải đáp ứng điều kiện không phải là người gốc Bangladesh hoặc Pakistan, thời gian lưu trú tối đa là 30 ngày
  • Phải nhập cảnh với mục đích công tác, du lịch, hội nghị qua một trong các cửa khẩu Bengaluru, Chennai, Delhi, Hyderabad, Kolkata, Mumbai. Lưu ý, visa on arrival chỉ được áp dụng không quá 2 lần/năm
Visa nộp tại Đại sứ quán
  • Đương đơn có nhu cầu nộp visa giấy
  • Đương đơn bị từ chối eVisa
  • Đương đơn là quốc tịch không thuộc danh sách các quốc gia được phép xin eVisa nhưng đang sống ở Việt Nam liên tục 2 năm trở lên
  • Đương đơn muốn xin visa dài hạn không thuộc các trường hợp xin eVisa

Xin visa Ấn Độ tại Đại sứ quán/ lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và lên Đại sứ quán nộp hồ sơ, lấy sinh trắc, nộp lệ phí như quy trình thông thường. Sau đó khi nhập cảnh sẽ được dán visa lên hộ chiếu.

Từ năm 2014, Ấn Độ đã triển khai hệ thống thị thực điện tử (E-Visa), mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho du khách quốc tế. Thay vì phải trải qua thủ tục xin visa truyền thống phức tạp và tốn kém, bạn có thể dễ dàng nộp đơn xin eVisa trực tuyến ngay tại nhà.

Đăng Ký Ngay
Quốc tịch được áp dụng

Bạn là công dân của một trong các quốc gia sau đây sẽ đủ điều kiện xin eVísa Ấn Độ:

Mục đích chuyến đi

eVisa Ấn Độ dành cho các mục đích sau:

  • Giải trí, tham quan
  • Thăm thân
  • Tham dự chương trình yoga ngắn hạn
  • Các khóa học ngắn hạn về ngôn ngữ, âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật, thủ công, nấu ăn, y học,… (không quá 6 tháng và không cấp chứng chỉ, bằng cấp)
  • Công việc tự nguyện (tối đa 1 tháng, không lương)
  • Điều trị y tế
  • Kinh doanh
  • Người chăm sóc cho người có visa y tế điện tử
  • Tham dự hội nghị/ hội thảo do các Bộ, Chính phủ tổ chức hoặc do cấp dưới, trực thuộc Bộ, Chính phủ, các hội nghị do cá nhân/ công ty/ tổ chức tư nhân tổ chức
Hộ chiếu
  • Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng và có ít nhất 2 trang trống.
Vé máy bay
  • Có vé khứ hồi hoặc vé cho điểm đến tiếp theo.
Chứng Minh Tài Chính

Chứng minh tài chính: Chứng minh đủ khả năng chi trả chi phí trong thời gian ở Ấn Độ.

eVisa Ấn Độ chỉ có giá trị khi bạn xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu

Điểm nhập cảnh:

Cảng hàng không Cảng biển

Đê-li

Mumbai

Chennai

Kolkata

Thiruvananthapuram

Bangalore

Hyderabad

Cochin

Goa (Dabolim)

Goa(Mopa)

Ahmedabad

Amritsar

Gaya

Jaipur

Lucknow

Trichy

Varanasi

Calicut

Mangalore

Pune

Nagpur

Coimbatore

Bagdogra

Guwahati

Chandigarh

Visakhapatnam

Madurai

Bhubaneswar

Mumbai

Cochin

Mormugao

Chennai

New Mangalore

Điểm xuất cảnh:

Cảng hàng không Đường bộ Cảng biển Đường sắt

Ahmedabad

Amritsar

Bagdogra

Bangalore

Bhubaneswar

Calicut

Chandigarh

Chennai

Cochin

Coimbatore

Đê-li

Gaya

Goa

Goa(Mopa)

Guwahati

Hyderabad

Jaipur

Kannur

Kolkata

Lucknow

Madurai

Mangalore

Mumbai

Nagpur

Patna

Cảng Blair

Pune

Srinagar

Surat

Tiruchirapalli

Tirupati

Trivandrum

Varanasi

Vijayawada

Vishakhapatnam

Attari Road

Akhaura

Banbasa

Changrabandha

Dalu

Dawki

Dhalaighat

Gauriphanta

Ghojadanga

Haridaspur

Hili

Jaigaon

Jogbani

Kailashahar

Karimgang

Khowal

Lalgolaghat

Mahadipur

Mankachar

Moreh

Muhurighat

Radhikapur

Ragna

Ranigunj

Raxaul

Rupaidiha

Sabroom

Sonouli

Srimantapur

Sutarkandi

Phulbari

Kawarpuchia

Zorinpuri

Zokhawthar

Alang

Bedi Bunder

Bhavnagar

Calicut

Chennai

Cochin

Cuddalore

Kakinada

Kandla

Kolkata

Mandvi

Mormagoa

Harbour

Mumbai Seaport

Nagapattinum

Nhava Sheva

Paradeep

Porbandar

Port Blair

Tuticorin

Vishakapatnam

New Mangalore

Vizhinjam

Agati and Minicoy Island Lakshdwip UT

Vallarpadam

Mundra

Krishnapatnam

Dhubri

Pandu

Nagaon

Karimganj

Kattupalli

Munabao Rail Check Post

Attari Rail Check Post

Gede Rail and Road Check Post

Haridaspur Rail Check Post

Chitpur Rail Checkpost

Đối Tượng Không Được Cấp E-Visa
  • Người có hộ chiếu Pakistan hoặc người gốc Pakistan không được xin eVisa Ấn Độ
  • eVisa không áp dụng cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ hoặc người mang giấy thông hành Laissez-passer
  • eVisa không áp dụng cho các cá nhân được đính kèm trên hộ chiếu của cha mẹ, vợ, chồng. Tức là mỗi cá nhân phải có hộ chiếu riêng để làm eVisa Ấn Độ
Loại Giấy Tờ Du lịch Hợp Lệ

eVisa chỉ áp dụng cho Hộ chiếu, không áp dụng cho các loại giấy tờ du lịch quốc tế khác.

Phân Loại eVisa - Nếu phân theo thời hạn, số lần nhập cảnh

eVisa du lịch Ấn Độ: là loại thị thực được cấp cho du khách quốc tế muốn đến thăm Ấn Độ với mục đích du lịch, tham quan hay tham gia kỳ nghỉ, thăm người thân, tham dự chương trình yoda ngắn hạn hoặc khóa học kéo dài không quá 6 tháng, tham gia công việc tình nguyện không vượt quá 1 tháng,…

Thời hạn thời hiệu eVisa du lịch Ấn Độ:

Loại eVisa Số lần nhập cảnh Thời gian lưu trú tối đa trên 1 lần nhập cảnh Thời hạn nhập cảnh
eVisa du lịch Ấn Độ 30 ngày 2 lần 30 ngày 30 ngày (xác định từ ngày nhập cảnh)
eVisa du lịch Ấn Độ 1 năm Nhiều lần 90 ngày 365 ngày (xác định từ ngày cấp)
eVisa du lịch Ấn Độ 5 năm Nhiều lần 90 ngày 5 năm (xác định từ ngày cấp)

Riêng với công dân Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản sẽ được lưu trú liên tục trong mỗi chuyến đi tối đa là 180 ngày/mỗi lần nhập cảnh nếu sở hữu eVisa Ấn Độ 1 năm hoặc 5 năm.

eVisa công tác Ấn Độ: đây là loại thị thực được cấp cho công dân nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Ấn Độ với mục đích thương mại chẳng hạn như:

  • Tham dự một cuộc họp kinh doanh
  • Bán hoặc mua hàng hóa, dịch vụ
  • Thiết lập liên doanh công nghiệp hoặc kinh doanh
  • Tuyển dụng lao động
  • Tham gia hội chợ triển lãm,…
Loại eVisa Số lần nhập cảnh Thời gian lưu trú tối đa trên 1 lần nhập cảnh Thời hạn nhập cảnh
eVisa công tác Ấn Độ 1 năm Nhiều lần 180 ngày 365 ngày

eVisa y tế Ấn Độ: là loại thị thực điện tử ngắn hạn cấp cho các bệnh nhân là người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ để điều trị y tế ở một bệnh viện tại quốc gia này.

Loại eVisa Số lần nhập cảnh Thời gian lưu trú tối đa trên 1 lần nhập cảnh Thời hạn nhập cảnh
eVisa y tế Ấn Độ 60 ngày 3 lần 60 ngày 60 ngày (kể từ ngày nhập cảnh)

eVisa người phục vụ y tế Ấn Độ: đây là loại thị thực cấp cho người có nhu cầu đến đất nước này để đi cùng 1 bệnh nhân sẽ được điều trị y tế ở Ấn Độ. Lưu ý eVisa này chỉ cấp cho 2 người đủ điều kiện đến Ấn Độ cùng với bệnh nhân đã nộp đơn hoặc đã có eVisa y tế Ấn Độ.

Loại eVisa Số lần nhập cảnh Thời gian lưu trú tối đa trên 1 lần nhập cảnh Thời hạn nhập cảnh
eVisa người phục vụ y tế Ấn Độ 60 ngày 3 lần 60 ngày 60 ngày (kể từ ngày nhập cảnh)

eVisa Hội nghị Ấn Độ: cấp cho các đương đơn nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Ấn Độ với mục đích tham dự hội nghị, hội thảo do cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân,…đứng ra tổ chức. eVisa hội nghị Ấn Độ cho phép bạn nhập cảnh 1 lần trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày cấp, thời gian lưu trú tối đa của bạn sẽ là 30 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.

Phân Loại eVisa - Nếu phân theo mục đích nhập cảnh

Nếu phân theo mục đích nhập cảnh, visa Ấn Độ sẽ gồm các loại:

Loại visa Đối tượng
Visa du lịch (T) Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích du lịch, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng hoặc tham gia khóa học ngắn hạn, thăm người thân, bạn bè,…
Visa công tác (B) Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ để thiết lập  hoặc tìm hiểu các khả năng có thể thành lập liên doanh công ty, mua bán các sản phẩm công nghiệp
Visa việc làm (E) Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích làm việc được trả lương hoặc theo quyết định chuyển giao nội bộ công ty.
Visa sinh viên (S) Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích thực hiện các chương trình học đại học, thạc sĩ hoặc tham gia các chương trình nghiên cứu sinh tại các trường Đại học/ Học viện được công nhận tại Ấn Độ.
Visa quá cảnh (TR) Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu đến một quốc gia khác nhưng quá cảnh tại các sân bay Ấn Độ. Bạn không được ở lại làm việc hay kinh doanh với loại visa này.
Visa y tế (Med) Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích là điều trị tại các bệnh viện/ trung tâm điều trị được công nhận tại Ấn Độ.
Visa người phục vụ y tế Được cấp cho hộ lý, thành viên trong gia đình của bệnh nhân đến chăm sóc bệnh nhân có nhu cầu hoặc đang điều trị tại Ấn Độ.
Visa hội nghị (C) Được cấp cho người có nhu cầu tham dự hội nghị, hội thảo tại Ấn Độ.
Visa kết hôn (X) Được cấp cho người gốc Ấn Độ hoặc công dân nước ngoài kết hôn với công dân Ấn Độ, người có thẻ OCI/ PIO và con cái của họ hay công dân nước ngoài sở hữu tài sản ở Ấn Độ.
Thời hạn thời hiệu visa Ấn Độ
  • Phân theo thời hạn visa Ấn Độ sẽ gồm thị thực nhập cảnh thời hạn 30 ngày, 1 năm và 5 năm hoặc vĩnh viễn (với visa định cư)
  • Phân theo số lần nhập cảnh visa Ấn Độ sẽ gồm thị thực nhập cảnh 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần.

Theo đó, người sở hữu sẽ được phép nhập cảnh theo số lần nhập cảnh hoặc thời hạn được ghi trên visa.

Việc xác định chính xác thời hạn, thời hiệu từng loại visa Ấn Độ sẽ giúp bạn chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ sao cho kịp với chuyến hành trình sắp tới của mình.

Tham khảo thời hạn thời hiệu các loại visa Ấn Độ phổ biến qua bảng:

Loại visa Số lần nhập cảnh Số ngày lưu trú tối đa mỗi lần nhập cảnh Thời hạn nhập cảnh
Visa du lịch 2 lần/ Nhiều lần 30 ngày/ 90 ngày 30 ngày/1 năm/ 5 năm
Visa công tác Nhiều lần 180 ngày 1 năm
Visa y tế 3 lần 60 ngày 60 ngày
Visa người phục vụ y tế 3 lần 60 ngày 60 ngày
Visa hội nghị 1 lần 30 ngày 30 ngày
Visa quá cảnh 1 lần/ 2 lần 3 ngày 15 ngày
Thời Gian Nộp và Xử Lý Hồ Sơ

Đơn xin thị thực điện tử của bạn sẽ được xử lý trong vòng 72 giờ hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thông tin bạn điền trên form có đầy đủ và chính xác không, lệ phí có thanh toán thành công không,…

Đối với eVisa du lịch và công tác Ấn Độ, bạn nên nộp đơn xin thị thực trực tuyến tối thiểu 4 ngày trước khi đến.

Đối với thị thực y tế điện tử, nhân viên y tế điện tử, hội nghị điện tử thì bạn có thể nộp đơn đăng ký trực tuyến tối thiểu 4 ngày trước ngày đến với thời hạn là 120 ngày. Chẳng hạn, nếu bạn nộp đơn vào ngày 1/9 thì bạn có thể chọn ngày đến từ 5/9-2/1.

Một số lưu ý khi xin visa Ấn Độ cho người lần đầu
  • Bạn có thể xin 1 trong 2 loại visa là eVisa Ấn Độ và visa dán (visa nộp tại Đại sứ quán)
  • Do lo ngại vấn đề khủng bố cũng như đảm bảo an ninh trong nước, Chính phủ Ấn Độ đã quy định đương đơn có thị thực du lịch nhiều lần nếu rời khỏi quốc gia này sẽ phải chờ ít nhất 2 tháng mới có thể nhập cảnh thêm lần nữa vào Ấn Độ
  • Thời hạn hiệu lực của visa sẽ tính từ ngay visa được cấp, một số loại visa lại tính từ ngày nhập cảnh vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin và sắp xếp thời gian xin visa hợp lý
  • Đơn khai xin visa Ấn Độ chỉ hợp lệ khi bạn khai đầy đủ bằng chữ in hoa, thông tin đầy đủ, chính xác
  • Riêng với visa Ấn Độ du lịch 30 ngày sẽ không được gia hạn, nếu hết hạn bạn cần cấp visa mới
  • Đương đơn có hộ khẩu ở Hà Nội có thể nộp đơn xin visa Ấn Độ trong TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Tổng Lãnh Sự Quán Ấn Độ sẽ yêu cầu đương đơn nộp kèm Sổ tạm trú tạm vắng và Hợp đồng lao động chứng minh công việc hiện tại đang công tác tại Tp. Hồ Chí Minh.
Các giấy tờ chung
  • Đơn đăng ký visa: bản cứng in từ hệ thống (phải bao gồm ảnh đã tải lên hệ thống)
  • 01 ảnh hộ chiếu cỡ 5x5cm để dán vào đơn đăng ký (nền trắng, chụp chính diện, rõ nét, không bị bóng)
  • Hộ chiếu gốc + bản sao của trang thông tin của hộ chiếu
  • Bản sao của căn cước công dân (nếu là người Việt Nam); của Thẻ tạm trú và Giấy phép lao động (nếu là người nước ngoài)
  • Bản sao của visa Việt Nam và trang đóng dấu nhập cảnh trên hộ chiếu (nếu là người nước ngoài)
  • Bản sao vé máy bay + đặt phòng khách sạn (nếu có)
  • Các mẫu đơn cam kết (cam kết chung, cam kết không sử dụng điện thoại vệ tinh, du học, nhà báo, v.v.)

Lưu ý: Sau khi nộp hồ sơ hoặc phỏng vấn, Đại sứ quán Ấn Độ có quyền yêu cầu đương đơn bổ sung các hồ sơ khác.

Nếu xin visa Du lịch cần bổ sung các giấy tờ

Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:

  • Bản sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng hoặc
  • Các giấy tờ chứng minh tài chính khác.
Nếu xin visa Công tác cần bổ sung các giấy tờ:

Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:

  • Thư mời + Giấy đăng ký kinh doanh từ bên công ty Ấn Độ (chấp nhận bản scan)
  • Quyết định cử đi công tác + Giấy phép đăng ký kinh doanh từ bên công ty Việt Nam (Quyết định cần viết bằng tiếng Anh hoặc song ngữ; Giấy phép đăng ký cần dịch thuật công chứng sang tiếng Anh)
  • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng
  • Người nước ngoài đã cư trú và làm việc tại Việt Nam trong 2 năm liên tiếp trước ngày nộp hồ sơ có thể đăng ký visa này.
Nếu xin visa Hội thảo, hội nghị cần bổ sung các giấy tờ

Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:

  • Thư mời từ bên Ấn Độ và Quyết định cử đi dự hội thảo từ bên Việt Nam
  • Bản sao vé máy bay và đặt phòng khách sạn
  • Danh sách người tham gia sự kiện và công văn cấp phép từ các bộ ngành liên quan của Ấn Độ (Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Thanh niên và Thể thao, Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực, Bộ Thông tin và Truyền thông, v.v.)
Nếu xin visa Tham dự các sự kiện thể thao/ sự kiện đặc biệt cần bổ sung các giấy tờ

Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:

  • Thư mời từ phía Ấn Độ và Quyết định từ phía Việt Nam
  • Đối với các sự kiện thể thao/sự kiện đặc biệt: Danh sách người tham gia sự kiện và công văn cấp phép từ các bộ ngành liên quan của Ấn Độ (Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Thanh niên và Thể thao, Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực, Bộ Thông tin và Truyền thông, v.v.)
Nếu xin visa Kết hôn cần bổ sung các giấy tờ

Nếu là thuyền viên, ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán các giấy tờ sau:

  • Thư mời từ phía Ấn Độ;
  • Quyết định/Lệnh điều động từ phía Việt Nam;
  • Sổ thuyền viên gốc + bản sao;
  • Bản sao hợp đồng lao động;
  • Bản sao vé máy bay (bắt buộc);

Lưu ý: Đại sứ quán có thể yêu cầu giấy phép đăng ký kinh doanh của hai bên doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam. Các giấy tờ ngôn ngữ khác đều cần dịch sang tiếng Anh.

Nếu xin visa Lao động cần bổ sung các giấy tờ

Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán các giấy tờ sau:

  • CV hoàn chỉnh (Resumé)
  • Thư mời làm việc nêu rõ các điều khoản làm việc (bao gồm mức lương đề nghị): mức lương tổng của đương đơn không được thấp hơn 16,25 lakh mỗi năm
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của bên công ty Ấn Độ
  • Bản cam kết từ công ty Ấn Độ rằng không thể thuê được nhân công địa phương phù hợp và có trình độ đáp ứng vị trí này
  • Bản cam kết từ công ty Ấn Độ về hành vi của nhân viên và đảm bảo nhân viên tuân thủ luật pháp Ấn Độ
  • Nếu là thuyên chuyển trong nội bộ công ty, vui lòng nộp cùng hồ sơ đăng ký thư từ cả hai công ty Việt Nam và Ấn Độ nêu rõ mục đích thuyên chuyển nhân viên từ công ty này sang công ty khác của cùng một công ty mẹ
  • Bản sao các chứng nhận kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp
  • Một bản kê khai từ phía công ty Ấn Độ thể hiện số lượng nhân viên nước ngoài và nhân viên Ấn Độ làm việc trong công ty và mức lương trả cho hai nhóm nhân viên này
  • Nếu là người nước ngoài, vui lòng nộp kèm bản sao Thẻ tạm trú và Giấy phép lao động hiện tại và trước đây (người nước ngoài làm việc ở Việt Nam ít nhất 2 năm mới đủ điều kiện đăng ký visa Lao động).

Lưu ý: Hồ sơ, giấy tờ cần đảm bảo tính trung thực, thông tin chính xác và trùng khớp với nhau.

Lệ phí xin xin visa Ấn Độ
  • Lệ phí xin visa Ấn Độ sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại visa, dưới đây là bảng phí chi tiết được cập nhật mới nhất theo trang web của Đại sứ quán Ấn Độ:
    Quốc tịch Loại Visa Thời hạn hiệu lực

    Một lần nhập cảnh (S)

    Hai lần (D)

    Nhiều lần (M)

    Mức phí áp dụng từ ngày 01/04/2023 (VNĐ)
    Việt Nam + các quốc tịch khác trừ những quốc tịch được đề cập trong các bảng bên dưới Du lịch (Tourist) Từ 1 năm trở xuống S/D/M 2.429.000
    Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 4.788.000
    Công tác (Business) Từ 1 năm trở xuống M 2.901.000
    Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 5.967.000
    Nhập cảnh (Entry) Từ 6 tháng trở xuống S/D/M 1.958.000
    Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M 2.901.000
    Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 4.788.000
    Lao động (Employment) Từ 6 tháng trở xuống S/M 2.901.000
    Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M 4.788.000
    Từ 1 năm trở lên đến 5 năm M 7.146.000
    Du học (Student) Tùy thuộc vào thời gian du học M 1.958.000
    Y tế (Medical) Từ 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000
    Từ 6 tháng trở lên đến 1 năm M 2.901.000
    Hội nghị/hội thảo (Conference/seminar visa) 6 tháng trở xuống S/M 1.958.000
    Thực tập (Intern) Từ 1 năm trở xuống M 1.958.000
    Quá cảnh (Transit) Từ 15 ngày trở xuống S/D 542.000

    Lưu ý:

    • Đại sứ quán chỉ chấp nhận thanh toán lệ phí bằng tiền mặt Đồng Việt Nam (VNĐ). Không chấp nhận thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ hoặc séc. Đảm bảo rằng bạn mang theo tiền lẻ đúng số tiền lệ phí quy định
    • Phí thị thực sẽ không được hoàn lại cho dù có được cấp visa hay không.
Nếu eVisa thì Thanh toán phí trực tuyến

Bạn hãy đọc kỹ thông tin trước khi chọn “Có” và “Thanh toán ngay”.

Bạn sẽ được chuyển đến trang thanh toán bằng thẻ visa hoặc thẻ ghi nợ, paypal,…

Lưu ý bạn cần thanh toán ít nhất 4 ngày trước ngày nhập cảnh dự kiến nếu không đơn xin thị thực của bạn sẽ không được xử lý.

Việc cập nhật trạng thái thanh toán phí e-Visa có thể mất tới 2 giờ vì lý do kỹ thuật hoặc do mạng. Trước khi đăng ký lại, bạn hãy đợi trong 2 giờ để cập nhật trạng thái thanh toán. Trong trường hợp phí thị thực điện tử đã được trừ nhưng trạng thái không được cập nhật, người nộp đơn nên xác minh trạng thái thanh toán của mình bằng cách nhấp vào tab ‘Xác minh thanh toán/Thanh toán phí thị thực’ hoặc bằng cách nhấp vào liên kết Xác minh thanh toán.

Sau khi thanh toán thành công bạn đã hoàn tất đơn xin eVisa Ấn Độ.

Lưu ý
  • Phí ngân hàng 2,5% sẽ được tính thêm vào phí e-Visa hiện hành
  • Phí thị thực điện tử sau khi đã nộp sẽ không được hoàn lại

Gửi thông tin để liên hệ ngay

    Bạn gặp khó khăn khi chọn gói dịch vụ?
    Hãy để Trung Tâm Visa Toàn Cầu tư vấn cho bạn